Có nhiều tình huống có thể xảy ra như con trẻ ném di động xuống hồ bơi hay bạn vô tình rớt cà phê vào di động hay đi mưa bị dính nước hay quên lấy di động trong túi quần khi đưa vào máy giặt.
Theo một nguồn tin, khoảng 1 triệu người Anh gặp sự số liên quan đến việc di động bị dính nước mỗi năm. Asurion, công ty bảo hiểm di động lớn thứ hai ở Bắc Mỹ thống kê khoảng 20% di động hỏng hóc liên quan đến chất lỏng như bị rớt xuống hồ, bể bơi hay thậm chí là bồn vệ sinh.
Có nhiều cách cứu di động bị dính nước để làm cho nó hoạt động trở lại, tránh phải mua “dế” mới. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản, đặc biệt có thể áp dụng được cho cả máy nghe nhạc iPod và các máy nghe nhạc MP3.
Các bước đơn giản xử lý di động bị ướt nước
1. Đừng quá lo lắng. Bạn có thể cứu di động nếu làm theo các chỉ dẫn dưới đây ngay lập tức. Nên giữ bình tình và đừng quá lo lắng. Chìa khóa để cứu di động bị dính nước là kiên nhẫn.
2. Rút ngay nguồn điện. Nước có thể thâm nhập vào di động rất nhanh. Khi bị dính nước, nếu như di động đang xạc pin, phải rút ngay thiết bị xạc khỏi di động.
3. Tháo pin. Nước là chất dẫn điện rất tốt. Vì vậy, khi di động dính nước, việc đầu tiên nên làm là tháo pin càng nhanh càng tốt. Nếu không có pin hoặc không được gắn với thiết bị điện nào đó, các bảng mạch bên trong di động sẽ an toàn hơn.
![]() |
Sau khi di động bị dính nước, cần tháo pin ngay. |
4. Tháo SIM. Danh sách liên lạc có thể là thứ quan trọng nhất cần cứu. Ngoài ra, SIM điện thoại có thể còn cả những dữ liệu khác. Để cứu SIM, chỉ cần lau sạch sim bằng giấy hoặc khăn khô. Sau khi tháo SIM ra, nên nhớ đừng để SIM dưới ánh nắng trực tiếp.
5. Giũ nước bám trên di động. Sau khi di động bị dính nước, nên lắc điện thoại để giũ bỏ nước bám. Không nên dùng khăn vì như vậy nước có thời gian để ngấm vào di động.
6. Sử dụng giấy lụa hoặc giấy báo. Nếu không có giấy lụa, có thể dùng giấy báo để thấm nước. Trong trường hợp không có cả hai loại giấy trên, có thể dùng khăn khô hoặc thậm chí cả áo lót.
7. Sử dụng bông ngoáy tai. Có một số vùng bên trong di động không thể dùng ngón tay để lau nước, thay vào đó bạn có thể dùng bông ngoáy tai.
8. Sử dụng tăm. Dùng cái tăm có cuộn tý bông hoặc giấy lụa ở đầu để có lau nước ở những rãnh hẹp trong di động. Nên để ý đừng để giấy lụa hoặc thấm ước nước tắc ở những rãnh hẹp trong di động.
" alt=""/>20 mẹo cứu “dế” dính nướcRiêng tại Bắc Giang, hệ thống Telehealth đã kết nối tới 17 điểm, vươn tới tất cả các huyện của địa phương này. Các ca hội chẩn với những bệnh viện tuyến trung ương thường được tổ chức tại các điểm cầu tại 2 bệnh viện: bệnh viện đa khoa Bắc Giang và bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
Học sinh lớp 12 chuyển sang học trực tuyến từ 17/5
Ngày 16/5, ở lĩnh giáo dục, Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng đã có hướng dẫn cụ thể các cơ quan, đơn vị trong ngành về việc chuyển hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến để phòng chống dịch Covid-19.
![]() |
Việc ngành giáo dục Bắc Giang thực hiện chuyển hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến là nhằm phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: bacgiang.gov.vn) |
Theo đó, các học sinh lớp 12 tạm thời chuyển hình thức dạy học, ôn tập từ trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 17/5.
Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT lần 2 thức trực tuyến vào ngày 25/5/2021. Lãnh đạo các đơn vị được yêu cầu phải thường xuyên kiểm soát, chịu trách nhiệm về kết quả dạy học trực tuyến và rà soát tài khoản Microsoft Teams của học sinh đã được cấp để tất cả học sinh được dự thi.
Ngoài ra, học sinh lớp 9 đăng kí dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 có thể đăng ký dự thi trực tuyến, bên cạnh hình thức đăng kí dự thi trực tiếp.
Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4
Ngay trước đó, vào ngày 13/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có chỉ đạo các sở ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức cao.
![]() |
Bắc Giang khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua phương thức trực tuyến để hạn chế tiếp xúc (Ảnh: bacgiang.gov.vn) |
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa các huyện ngoài việc phải bố trí máy tính, công chức một cửa trực tiếp hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể như: hướng dẫn lập tài khoản công dân điện tử; các bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ người dân scan, chụp ảnh và nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4.
“Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và dự báo còn kéo dài, thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến là giải pháp hiệu quả để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp, tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng”, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh.
Vân Anh
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, nhiều địa phương đã triển khai hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch như: khai báo y tế điện tử bằng quét mã QR, cài ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone…
" alt=""/>Công nghệ đang giúp Bắc Giang hạn chế tiếp xúc, duy trì trạng thái “bình thường mới”Khi phóng viên có mặt đã bắt gặp những khuôn mặt vui tươi, ánh mắt mong chờ của thân nhân bệnh nhi. Mấy tháng nay, dịch bệnh khiến các nhà từ thiện thưa thớt, các bệnh nhi cũng không còn được giúp đỡ nhiều như trước. Đã khá lâu rồi, họ mới lại được đón nhận tình cảm từ bên ngoài.
Chị Nguyễn Thị Kim Phụng rưng rưng xúc động. Con gái của chị, bé Trương Thị Thanh Thương (2 tuổi) bị phát hiện ung thư máu hồi tháng 4, đúng thời điểm dịch bệnh tái phát ở thành phố. Hai vợ chồng phải bồng bế con, bắt xe đò từ Rạch Giá, Kiên Giang lên thành phố để khám bệnh và điều trị. Từ đó đến giờ, họ mắc kẹt vì dịch và bệnh tình của con, chưa được về quê.
![]() |
Phóng viên VietNamNet (phải) cùng bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu - Huyết học (trái) trao quà Tết là 500 nghìn đồng tiền mặt cho các thân nhân bệnh nhi. |
![]() |
Bác sĩ Trang cùng cán bộ phòng Công tác xã hội thăm hỏi, động viên mẹ con bé Thanh Thương. |
Đang được mẹ bế, Thanh Thương ngập ngừng nhìn đôi mắt đỏ hoe, và những giọt nước thi nhau lăn dài xuống má, rồi khuất sau lớp khẩu trang của mẹ. Cô bé bầu bĩnh, dễ mến chẳng biết làm gì, chỉ khẽ nghiêng đầu tựa vào vai mẹ như muốn ôm ấp, vỗ về.
Chị Phụng tâm sự, vợ chồng chị chưa có nhà riêng, cưới nhau hơn 15 năm nhưng vẫn phải ở nhờ nhà ngoại. Chồng chị làm nghề sửa xe, thu nhập chỉ đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày. Cha của chị mắc bệnh cao huyết áp nên không thể đi làm, mẹ chị đành đi làm mướn để kiếm tiền.
Khi hai vợ chồng chị mắc kẹt trên thành phố, gánh nặng bạc tiền đè lên vai mẹ chị, vừa phải nuôi gia đình, vừa lo phụ chi phí chữa bệnh cho cháu gái. Tuy nhiên, đồng lương lao công ít ỏi của bà chẳng thấm tháp vào đâu.
Khi được hỏi về việc đón Tết sắp tới, chị không giấu nổi lo lắng vì Tết này chưa biết sẽ ở đâu. “Bác sĩ nói phải đợi xem tình hình của bé rồi mới quyết định được. Chúng tôi muốn về, vì ở nhà còn con trai lớn đang gửi ông ngoại. Xa bé lâu như vậy, chúng tôi nhớ con và cũng mong Tết được sum vầy”, chị Phụng giãi bày.
![]() |
Những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó: Đứa mồ côi, đứa nhà nghèo, cũng có khi cha hoặc mẹ bị khuyết tật... |
Nghe chị Phụng chia sẻ, chị Nguyễn Thị Châu, mẹ của bé Mỹ Ngọc (12 tuổi) cũng thốt lên nỗi lo tương tự. Mỹ Ngọc mới phát hiện căn bệnh ung thư tủy hồi tháng 9. Do phát hiện quá muộn nên ngay khi được đưa tới bệnh viện, con phải vào cấp cứu rồi mới được chuyển xuống Khoa để điều trị lâu dài. Chỉ khoảng 4 tháng nhưng chị Châu đã phải chi phí khoảng 50 triệu đồng, gồm cả ăn uống và thuốc men của con.
Quê ở Tây Ninh, vợ chồng chị Châu không có nhiều ruộng đất nên quanh năm phải đi làm mướn cho người ta. Những công việc như làm cỏ, chặt mía, xịt thuốc… ngày nào có việc thì kiếm được 200.000 đồng, nhưng mùa mưa thì thường chẳng có việc nên chắt bóp lắm chỉ đủ tiêu.
Trước đây, trong một lần đi cắt lúa thuê, mắt trái của chị Châu bị hạt lúa dính vào, chẳng thể lấy ra được. Do không có tiền đi bệnh viện nên chị đành phó mặc. Về sau, chị được mổ từ thiện, đáng tiếc, người ta chẳng thể lấy hết, mà giờ con mắt trái của chị cũng đã chẳng còn nhìn thấy đường. Ở bệnh viện chăm sóc con, chị chỉ có thể cố gắng để mình không bị bệnh để chồng chị đi làm phụ tiền thuốc thang cho con.
Chị Châu chỉ mong sao Tết này, 2 mẹ con chị được về quê, để cả gia đình được sum vầy, thế nhưng, họ vẫn sẽ đợi quyết định chính thức của bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho con gái.
![]() |
Ai cũng rưng rưng khi đón nhận tình cảm của bạn đọc VietNamNet. |
![]() |
"Ở Khoa chúng tôi, đa phần bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn", bác sĩ Trang chia sẻ. |
Cũng bị ung thư máu, bé Huỳnh Ngọc Phú (12 tuổi) đã ở bệnh viện tròn 1 năm. Trước đó, khi thấy cơ thể con nổi hạch bất thường, vợ chồng chị Lê Thị Hiệp đưa con đi khám ở địa phương hơn 1 năm nhưng không tìm ra nguyên nhân. Đến lúc phát hiện thì bệnh tình của con trai đã trở nặng.
Suốt khoảng thời gian đưa con đi khắp nơi khám và chữa bệnh đến tận bây giờ, vợ chồng chị Hiệp đã phải vay mượn cả trăm triệu đồng, tiền lãi cứ chất chồng khiến họ chưa biết lúc nào mới trả được nợ. Dù vậy, họ vẫn cố gắng tìm mọi cách để cứu con trai.
Đáng tiếc, mùa dịch vừa rồi, chồng chị thường xuyên thất nghiệp, chẳng thể lo nổi chi phí điều trị cho con, mà vay mượn cũng đã khó, chỉ có thể cầm chừng, được đến đâu, hay đến đó.
![]() |
Rất nhiều bệnh nhi Tết này sẽ phải ở lại bệnh viện vì sức khỏe không ổn định. |
![]() |
Đón nhận món quà động viên, ai cũng vui mừng. |
Lần đầu tiên được nghe và thấu hiểu cho những khó khăn của các gia đình bệnh nhi khác, chị Nguyễn Thị Hòa như tìm được nơi để dốc bầu tâm sự. Chị trở thành góa phụ khi con gái mới 2 tháng tuổi. Đến nay, bé Lê Thị Mỹ Tâm đã 11 tuổi. Tưởng rằng 2 mẹ con cứ dựa vào nhau mà sống yên ổn, chẳng ngờ, con gái chị lại bất ngờ phát bệnh ung thư máu.
Người mẹ đơn thân bấy lâu nay làm lụng cũng chỉ đủ cho cuộc sống qua ngày, tiền dành dụm ít ỏi chẳng mấy chốc mà hết sạch, phải chật vật, vay mượn khắp nơi. Nhắc đến Tết, chị chỉ thấy buồn, bởi con gái chị vẫn còn sốt liên tục nên khả năng được về quê là rất ít. Không chỉ vậy, theo phác đồ điều trị của bác sĩ, con sẽ vừa hóa trị, kết hợp với xạ trị. Nếu đợt này sức khỏe ổn định, con sẽ phải chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để xạ trị.
Vẫn chưa biết chi phí điều trị ra sao, chị Hòa cầu mong đừng quá lớn, để chị đủ khả năng xoay sở, lo cho con. Người mẹ động viên những thân nhân bệnh nhi khác, mà cũng như là động viên chính mình: “Thôi, Tết này dù có không được về, nhưng nhận được tình thương của các nhà hảo tâm, vậy thì cũng hạnh phúc lắm rồi”.
Bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu – Huyết học cho biết, khoa có số bệnh nhi đông nhất ở Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong mùa dịch Covid-19, đây cũng là nơi bị tác động nặng nề do lượng bệnh nhi nhập viện nhiều.
Dịch bệnh khiến nhiều gia đình lâm vào khó khăn, phải chật vật chống đỡ. Cũng có những đứa trẻ "ngán" cơm từ thiện, đòi mẹ mua đồ ăn yêu thích nhưng không được. Giờ đây, món quà bé nhỏ từ bạn đọc đã giúp hong khô nước mắt cho những bệnh nhi nghèo.
Khánh Hòa
Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của những người bệnh mắc di chứng hậu Covid-19. Trong số họ, có người đã phải nằm viện 4 tháng ròng, có người phải rời xa gia đình, cũng có người đã không còn tỉnh táo…
" alt=""/>Món quà hong khô nước mắt cho bệnh nhi nghèoHai anh em sống ở Nigeria, hiện đã 3 tuổi và rất đáng yêu. Chị Stacy thường chia sẻ ảnh và video của các con trên mạng xã hội.
“Hai bé thu hút rất nhiều sự chú ý khi chúng tôi ra ngoài”, người mẹ 33 tuổi tâm sự với Today.Chị thường xuyên cho 2 con trai mặc những bộ trang phục giống hệt nhau. “Mọi người muốn biết hai đứa trẻ có phải là bạn bè hay anh em không? Khi tôi giải thích đây là cặp sinh đôi, họ nói: Không, điều đó là không thể”.
Chị Stacy, hiện là nhà thiết kế thời trang, kể Daniel - cậu bé có da nâu - là người thích khám phá. Bé đang cố tìm hiểu cách hoạt động của các vật dụng. Bé cũng rất ngăn nắp.
“Nếu áo sơ mi có một chút vết bẩn, Daniel sẽ cởi ngay ra”, chị Stacy nói. Trong khi đó, David thân thiện như Daniel, nhưng nghịch ngợm hơn.
Theo Tiến sĩ Emma Guttman-Yassky, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, mỗi năm có tới 20.000 trường hợp mắc bệnh bạch tạng ở Mỹ. Bệnh có thể được chẩn đoán khi thai nhi từ 16 đến 20 tuần tuổi.
Bác sĩ Guttman-Yassky thông tin: “Đôi khi bệnh bạch tạng không chỉ tác động đến làn da. Đôi mắt cũng hay bị ảnh hưởng và một người mắc bệnh bạch tạng sẽ có vấn đề với thị lực”.
Theo Quỹ Albino của Nigeria, những người mắc bệnh bạch tạng ở nước này thường phải đối mặt với sự phân biệt đối xử.
“Đôi khi có những lời bình luận về bệnh bạch tạng của David. Bọn trẻ muốn biết tại sao con tôi lại có làn da trắng. Nhưng tôi dạy con phải tự tin. Bé cũng không quan tâm người khác nghĩ gì. Bé chỉ làm việc của riêng mình", chị Stacy nói.
Mặc dù bệnh bạch tạng thường liên quan đến các vấn đề về thị lực, chị Stacy cho biết, David có thể nhìn thấy những thứ nhỏ nhất và chưa có hạn chế gì.